Mô tả
Nguồn gốc trà bát tiên
Chè Bát Tiên là giống trà được nhập vào Việt Nam từ Đài Loan vào năm 2003 và lai tạo với giống trà địa phương để cây trà dễ thích nghi với khí hậu nước ta nhưng vẫn giữ cái tên Bát Tiên. Trà Bát Tiên vốn dĩ là giống trà được dùng để sản xuất trà Ô Long ở nhiều vùng trà Ô Long nổi tiếng như Đài Loan. Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc). Tuy nhiên khi được trồng thử nghiệm. Và sau đó nhân rộng ra các vùng trà ở Thái Nguyên. Thì người dân nơi đây lại sản xuất lại trà này theo phương thức trà xanh. Và kết quả là chúng ta có một giống trà ngon mang nét đặc trưng riêng: “Trà bát tiên Thái Nguyên”
Đặc điểm của Chè Bát Tiên
Cây chè Bát Tiên thuộc dạng thân trung bình, tán đứng, mật độ cành thưa. Lá màu xanh nhạt có răng cưa rõ, chiều dài trung bình, chóp lá hơi nhọn, trà khô cánh trà nhỏ xíu và xoăn tít, nhiều lông trắng. Búp chè khi còn non có màu phớt tím, có tuyết. Cây chè 4-5 tuổi tán rộng trung bình khoảng hơn 1m. Chè Bát Tiên được trồng với diện tích khoảng 10ha ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn.
Cách chế biến Chè Bát Tiên
- Vùng chè : Tân Cương , Đồng Hỷ , Phú Lương , Đại Từ
- Cách hái : búp chè thu hái 1 tôm 1 lá, được tuyển chọn, thu hái bằng tay bởi người dân bản địa.
- Chế biến : được chế biến bởi nghệ nhân sao chè 40 năm kinh nghiệm, kết hợp giữa cách sao chế truyền thống và máy móc hiện đại.
Cách pha Chè Bát Tiên
- Làm nóng ấm chén bằng nước sôi (trà ngon hơn khi pha bằng ấm đất nung).
- Cho 8gr đến 10gr trà vào ấm có thể tích 180ml, tráng trà trong 3 giây để đánh thức trà.
- Sử dụng nước sôi để nguội khoảng 85 độ C đến 90 độ C để tráng trà và pha trà (có thể dùng nước suối đầu nguồn, nước mưa sạch, hoặc nước tinh khiết).
- Chờ từ 30 – 40 giây rồi rót ra thưởng thức.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.